Lenovo Legion Series vừa được ra mắt và giới thiệu tại thị trường VIệt Nam nói riêng và quốc tế nói chung vào khoản đầu năm 2017, đánh dấu sự quay lại của thương hiệu Lenovo trong cuộc chơi của những dòng Laptop Gaming cao cấp tại Việt Nam lẫn Quốc Tế.
Hiện tại, Lenovo chỉ giới thiệu tại Việt Nam với các mã sản phẩm thuộc dòng Legion Y520 - được xem là dòng tầm thấp của Lenovo Legion đánh vào phân khúc Laptop Gaming trong khoản 20 cho đến 25 triệu đồng nhằm có những định hướng và "lót sân" cho những dòng Legion cao cấp hơn như Legion Y720 và Legion Y920.
Trên tay Hàng Chính Hiệu ngày hôm nay chính là mẫu Lenovo Legion Y520 với đuôi mã 80WK00GLVN dành riêng cho thị trường Việt Nam. Đây được xem là một phiên bản đặc biệt mà Lenovo Việt Nam dành tặng cho người tiêu dùng bởi trong mã sản phẩm này có một số tùy chỉnh cao cấp về linh kiện nhưng có một mức giá vẫn rất hấp dẫn sau khi được bán ra thị trường.
Đánh giá ngoại hình
Lướt nhanh về vỏ hộp không được Lenovo chú trọng thiết kế đẹp mắt. Bên trong bao gồm 1 mẫu Notebook Gaming Lenovo Y520 và dây sạc kèm cáp điện. Có một vấn đề cần nói nay, chính là sợi dây cáp cấp điện cho sạc khá ngắn và đây sẽ là chút bất tiện nếu bạn cần mang máy ra ngoài sử dụng và vị trí cắm điện không quá gần. May mắn rằng bạn vẫn có thể thay thế bằng 1 sợi dây khác được mua bên ngoài với giá chưa tới 20.000 vnd.
Máy khá nhẹ và mỏng, đó là những gì mình nhìn nhận được khi vừa rút máy ra khỏi túi bao vệ. Lớp vỏ nhựa cũng được Lenovo trau chuốt và sử dụng chất liệu nhựa pha cao cấp chứ không phải là nhựa tái chế như những dòng Laptop khác trong cùng phân khúc nên cảm giác cầm vào khá mát và không có cảm giác "dính dính" như các dòng nhựa tái chế.
Mặt nắp capo không có quá nhiều điểm nội bất, theo lý thuyết của những dòng Notebook Gaming thời gian gần đây như Asus hoặc MSI đều đã trang bị những góc cắt cứng cáp, những điểm nhấn như Logo phát sáng hoặc chí ít là thiết kế góc cạnh. Lenovo Legion có vẻ đi ngược lại những gì mà một game thủ thường nghĩ, khiến ngoại hình máy bên ngoài rất bình thường và chẳng có 1 điểm nhấn lý tưởng nào. Tuy nhiên sau khi mở nắp màn hình và đi sâu vào khu vực bàn phím, mọi thứ trở nên rực rỡ hơn, những đường nét góc cạnh xuất hiện nhiều hơn ở khu vực Touchpad cũng như loa ngoài khiến người dùng ấn tượng hơn với sản phẩm Legion Y520, cảm giác ngỡ ngàng lạ lẫm pha chút phấn khích dần lớn hơn trong suy nghĩ của mình - "cứ như một không gian riêng dành cho Game thủ" - trong đầu mình khi đó đã nghĩ như thế.
Có 3 khu vực mình muốn nói đến, đầu tiên là cụm loa tích hợp do Harman thiết kế ở 2 góc trên khá phá cách một cách mạnh mẽ. Đồng thời đó cũng là khu vực bản lề khiến cho màn hình máy trông có vẻ cứng cáp hơn. Khu vực thứ 2 chính là cụm Touchpad được đội ngũ kỹ sư Lenovo thiết kế lõm xuống cùng 2 mảng cắt 3D dọc 2 bên mà nếu không để ý bạn sẽ nghĩ rằng chẵng có vết lõm nào cả. Thậm chí, Lenovo còn dán sẵn 2 miếng dán chống xước đợi người dùng "bóc tem" chứng tỏ đấy là một khu vực khá quan trọng đã được Lenovo hy vọng rằng ăn điểm với người sử dụng.
Khu vực thứ 3 chính là cả mặt bàn phím, với thiết kế bàn phím kiểu Chicklet quen thuộc mà nhiều người đã quá quen thuộc mỗi khi sử dụng Laptop. Lenovo với cụm bàn phím được thiết kế hơi khác lạ, dù đầy đủ nút như những dòng bàn phím Fullsize khác nhưng cũng ngắn hơn khi cụm nút điều hướng được thiết kế nằm ngay bên dưới cụm Numpad - chứ không phải nằm cạnh như nhiều dòng Laptop hiện nay vẫn thiết kế - khiến bàn phím trên mẫu Legion Y520 này đầy đặn hơn.
Chất lượng phím bấm mình cũng cho rằng nằm ở mức Khá, phím không quá nông nhưng cho cảm giác nãy tốt kèm với sự sắp đặt "đầy đặn" như bên trên đã đánh giá khiến cảm giác lướt phím không quá khó khăn, mình chỉ mất khoẳn 5-10 phút là đã đạt được tốc độ khoản 80 ký tự/phút. Điều khiến mình suy nghĩ, đó vẫn là hệ thống LED 1 màu đỏ của Lenovo thiết kế, màu sắc cho ra đều và rất sáng, nhưng lại thiếu đi khả năng tùy chỉnh như những dòng Laptop đến từ các hãng đối thủ khiến hệ thống LED trở nên ít hấp dẫn, bên cạnh đó, nếu nhìn 1 màu đỏ trong thời gian dài sẽ khiến người sử dụng có cảm giác... nóng. Thật mong chờ ở những phiên bản kế tiếp, Lenovo sẽ thay đổi và bổ sung thêm cụm LED RGB cho bàn phím trên những mẫu Legion này.
Bên cạnh 3 khu vực là điểm nhấn dễ thấy mỗi khi người dùng sử dụng, chúng ta cũng không thể quên được 2 khu vực khác chính là "đít" máy và đáy máy. Thật đáng tiếc khi Lenovo thiết kế dòng Legion Y520 không mấy hầm hố nên khu vực khe tản nhiệt ở đít máy không có quá nhiều điểm nổi bật ngoài trừ việc lấp ló những thanh nhựa đen bên ngoài vỏ máy là những lá tản nhiệt màu vàng đồng bên trong. Đúng, nó đơn giản, nhưng nó đẹp..!
Về khu vực mặt đáy của Lenovo Legion Y520, đơn giản nhưng lại thực tế! Không có nhiều thiết kế ở khu vực này ngoại trừ một khu vực rộng hình thang cân được Lenovo thiết kế làm khu vực hút gió của 2 quạt tản. Cá nhân mình thích lối thiết kế này bởi diện thích lớn đồng nghĩa với việc thể tích không khí tiếp xúc cũng nhiều hơn và khả năng tản nhiệt cũng được cải thiện hơn.
Cổng kết nối là một điều đáng suy xét cho Lenovo Legion Y520. Lenovo đã trang bị cho mẫu Legion Y520 gồm 3 cổng giao tiếp USB 3.0 và 1 cổng USB Type-C. Bên cạnh đó còn có 1 cổng 3.5mm hỗ trợ hỗn hợp cho Micro lẫn tai nghe - một điểm cộng - cũng như chuẩn HDMI 1.4a. Cổng đọc thẻ nhớ tiêu chuẩn 4-in-1 vẫn được Lenovo trang bị kèm với đó là cáp lan RJ-45 tiêu chuẩn. Thật ra số lượng cổng kết nối có phần ổn và đẹp, tuy nhiên vị trí thiết kế vẫn chưa ổn lắm khi vẫn để số lượng áp đảo cổng kết nối bên phải - nơi bạn phải sử dụng chuột và có nguy cơ vướng các linh kiện này.
Cấu hình
Như đã nói ngay từ đầu bài viết, Lenovo Việt Nam biết cách làm hài lòng người tiêu dùng khi tuyển chọn riêng một cấu hình đặc biệt cho thị trường Việt Nam. chúng ta có cả thảy 3 option gồm Core i5 - GTX 1050, Core i7 - GTX 1050 và Core i7 - GTX 1050 Ti. Điều ấn tượng đầu tiên chính là dù ở cấu hình nào đi nữa, VRAM của GPU luôn ở mức tối đa hiệu năng với 4GB VRAM GDDR5 - so với một số mẫu Laptop đối thủ cùng tầm giá chỉ dừng ở mức 2GB VRAM GDDDR5.
Cấu hình đầy đủ của máy Lenovo Legion Y520 ngày hôm nay gồm
Một điểm cộng nữa dành riêng cho Lenovo Việt Nam chính là đã nâng cấp sẵn SSD 128GB NVMe cho người dùng, một điểm hiếm hỏi mà rất ít dòng Notebook Gaming trong cùng phân khúc có thể làm được. Thậm chí sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, Hàng Chính Hiệu nhận ra rằng SSD đã được trang bị trên các dòng Legion Y520 chính là Samsung PM961 - một trong những dòng SSD OEM cao cấp nhất với nhân điều khiển Polaris của Samsung và được nhiều trang tin công nghệ đánh giá là cao.
SSD Samsung NVMe PM961 128GB
Và cuối cùng, sau 2 ngày nghiên cứu, Hàng Chính Hiệu chợt nhận ra rằng phiên bản Legion Y520 được Lenovo Việt Nam nhập về có nâng cấp nhẹ về Card Wifi chuẩn AC. Khi mà ở phiên bản Legion Quốc tế, thì dòng Y520 chỉ được trang bị Wifi chuẩn AC 1 Dual Band 1x1 thì ở Việt Nam lại là chuẩn Wifi AC Dual Band 2x2 với Chip Intel 8265 cao cấp. Thậm chí ở một số trang tin quốc tế có vài so sánh cho thấy hiệu năng của Chip Wifi Intel 8265 còn tốt hơn cả mẫu Chip Wifi Killer 1535 hiện đang được sử dụng trên những mẫu Notebook Gaming có giá trên 40.000.000 vnd. Quả thật là một món quà lớn mà Lenovo Việt Nam dành tặng cho khách hàng Việt Nam.
Benchmark - Kiểm tra hiệu năng
Với mẫu GPU Geforce GTX 1050 có trên mẫu Lenovo Legion Y520 hiện tại, cá nhân Nvidia cũng đã xếp dòng GPU này vào dòng GPU tầm trung có hiệu năng mạnh nhằm trải nghiệm những tựa game Esport cao cấp hiện nay như Overwatch hoặc Counter Strike GO. Về hiệu năng công bố, GTX 1050 Ti nằm cùng mức với GTX 970M đời cũ và GTX 1050 thì yếu hơn khoản 10% nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với GTX 960M. Điều đó hiển nhiên khẳng định, với cấu hình bên trên thì Lenovo Legion Y520 có thể đảm nhiệm tốt nhiều tựa game cao cấp hiện tại ở mức cấu hình High - Medium Setting tại độ phân giải Full HD
Với tựa game Call of Duty Black Ops III, máy có thể đảm đương tốt cấu hình High Setting - MSAA Off - Vsync Off không mấy khó khăn
Đối với tựa game Mass Effect 3, chúng ta bật Vsync nhằm tối ưu khung hình với cấu hình Max Setting - MSAA Off tại độ phân giải Full HD cho ra nhiều khung cảnh choáng ngợp
Đối với bài test 3DMark FireStrike và Unigine Heaven Bench 4.0, Lenovo Legion Y520 với mẫu Geforce GTX 1050 cho kết quả đúng như dự kiến, mạnh hơn đôi chút so với GTX 960M.
Nhiệt độ - Kết luận
Điểm ấn tượng lớn nhất đối với mình trong suốt quá trình test chính là nhiệt độ của mẫu Lenovo Legion Y520! Với mức nhiệt độ cho GPU trải qua 1 tiếng "cày kéo" nhiều tựa game và cả phần mềm Benchmark nhưng vẫn dậm chân ở mức cao nhất khoảng 66-67'C, còn riêng CPU thì là 71-72'C. Đấy được xem là mức nhiệt độ lý tưởng cho nhiều dòng Laptop Gaming hiện đang được bán trển thị trường và thậm chí còn mát hơn nhiều mẫu Laptop Gaming khác có mức giá cao hơn hẳn.
Thử chạy kéo Stress Fulload cả CPU lẫn GPU bằng 2 phần mềm quen thuộc là Prime95 và Furmark để xem hiệu năng tản nhiệt cực đại của Notebook Lenovo Legion Y520 suốt 10 phút, Hàng Chính Hiệu đã có kết quả khả quan như sau. Cũng nên lưu ý rằng, mức nhiệt độ này được test trong phòng máy lạnh 27'C.
Điểm nổi bật
Hiện tại, Lenovo chỉ giới thiệu tại Việt Nam với các mã sản phẩm thuộc dòng Legion Y520 - được xem là dòng tầm thấp của Lenovo Legion đánh vào phân khúc Laptop Gaming trong khoản 20 cho đến 25 triệu đồng nhằm có những định hướng và "lót sân" cho những dòng Legion cao cấp hơn như Legion Y720 và Legion Y920.
Trên tay Hàng Chính Hiệu ngày hôm nay chính là mẫu Lenovo Legion Y520 với đuôi mã 80WK00GLVN dành riêng cho thị trường Việt Nam. Đây được xem là một phiên bản đặc biệt mà Lenovo Việt Nam dành tặng cho người tiêu dùng bởi trong mã sản phẩm này có một số tùy chỉnh cao cấp về linh kiện nhưng có một mức giá vẫn rất hấp dẫn sau khi được bán ra thị trường.
Đánh giá ngoại hình
Lướt nhanh về vỏ hộp không được Lenovo chú trọng thiết kế đẹp mắt. Bên trong bao gồm 1 mẫu Notebook Gaming Lenovo Y520 và dây sạc kèm cáp điện. Có một vấn đề cần nói nay, chính là sợi dây cáp cấp điện cho sạc khá ngắn và đây sẽ là chút bất tiện nếu bạn cần mang máy ra ngoài sử dụng và vị trí cắm điện không quá gần. May mắn rằng bạn vẫn có thể thay thế bằng 1 sợi dây khác được mua bên ngoài với giá chưa tới 20.000 vnd.
Máy khá nhẹ và mỏng, đó là những gì mình nhìn nhận được khi vừa rút máy ra khỏi túi bao vệ. Lớp vỏ nhựa cũng được Lenovo trau chuốt và sử dụng chất liệu nhựa pha cao cấp chứ không phải là nhựa tái chế như những dòng Laptop khác trong cùng phân khúc nên cảm giác cầm vào khá mát và không có cảm giác "dính dính" như các dòng nhựa tái chế.
Mặt nắp capo không có quá nhiều điểm nội bất, theo lý thuyết của những dòng Notebook Gaming thời gian gần đây như Asus hoặc MSI đều đã trang bị những góc cắt cứng cáp, những điểm nhấn như Logo phát sáng hoặc chí ít là thiết kế góc cạnh. Lenovo Legion có vẻ đi ngược lại những gì mà một game thủ thường nghĩ, khiến ngoại hình máy bên ngoài rất bình thường và chẳng có 1 điểm nhấn lý tưởng nào. Tuy nhiên sau khi mở nắp màn hình và đi sâu vào khu vực bàn phím, mọi thứ trở nên rực rỡ hơn, những đường nét góc cạnh xuất hiện nhiều hơn ở khu vực Touchpad cũng như loa ngoài khiến người dùng ấn tượng hơn với sản phẩm Legion Y520, cảm giác ngỡ ngàng lạ lẫm pha chút phấn khích dần lớn hơn trong suy nghĩ của mình - "cứ như một không gian riêng dành cho Game thủ" - trong đầu mình khi đó đã nghĩ như thế.
Có 3 khu vực mình muốn nói đến, đầu tiên là cụm loa tích hợp do Harman thiết kế ở 2 góc trên khá phá cách một cách mạnh mẽ. Đồng thời đó cũng là khu vực bản lề khiến cho màn hình máy trông có vẻ cứng cáp hơn. Khu vực thứ 2 chính là cụm Touchpad được đội ngũ kỹ sư Lenovo thiết kế lõm xuống cùng 2 mảng cắt 3D dọc 2 bên mà nếu không để ý bạn sẽ nghĩ rằng chẵng có vết lõm nào cả. Thậm chí, Lenovo còn dán sẵn 2 miếng dán chống xước đợi người dùng "bóc tem" chứng tỏ đấy là một khu vực khá quan trọng đã được Lenovo hy vọng rằng ăn điểm với người sử dụng.
Khu vực thứ 3 chính là cả mặt bàn phím, với thiết kế bàn phím kiểu Chicklet quen thuộc mà nhiều người đã quá quen thuộc mỗi khi sử dụng Laptop. Lenovo với cụm bàn phím được thiết kế hơi khác lạ, dù đầy đủ nút như những dòng bàn phím Fullsize khác nhưng cũng ngắn hơn khi cụm nút điều hướng được thiết kế nằm ngay bên dưới cụm Numpad - chứ không phải nằm cạnh như nhiều dòng Laptop hiện nay vẫn thiết kế - khiến bàn phím trên mẫu Legion Y520 này đầy đặn hơn.
Chất lượng phím bấm mình cũng cho rằng nằm ở mức Khá, phím không quá nông nhưng cho cảm giác nãy tốt kèm với sự sắp đặt "đầy đặn" như bên trên đã đánh giá khiến cảm giác lướt phím không quá khó khăn, mình chỉ mất khoẳn 5-10 phút là đã đạt được tốc độ khoản 80 ký tự/phút. Điều khiến mình suy nghĩ, đó vẫn là hệ thống LED 1 màu đỏ của Lenovo thiết kế, màu sắc cho ra đều và rất sáng, nhưng lại thiếu đi khả năng tùy chỉnh như những dòng Laptop đến từ các hãng đối thủ khiến hệ thống LED trở nên ít hấp dẫn, bên cạnh đó, nếu nhìn 1 màu đỏ trong thời gian dài sẽ khiến người sử dụng có cảm giác... nóng. Thật mong chờ ở những phiên bản kế tiếp, Lenovo sẽ thay đổi và bổ sung thêm cụm LED RGB cho bàn phím trên những mẫu Legion này.
Bên cạnh 3 khu vực là điểm nhấn dễ thấy mỗi khi người dùng sử dụng, chúng ta cũng không thể quên được 2 khu vực khác chính là "đít" máy và đáy máy. Thật đáng tiếc khi Lenovo thiết kế dòng Legion Y520 không mấy hầm hố nên khu vực khe tản nhiệt ở đít máy không có quá nhiều điểm nổi bật ngoài trừ việc lấp ló những thanh nhựa đen bên ngoài vỏ máy là những lá tản nhiệt màu vàng đồng bên trong. Đúng, nó đơn giản, nhưng nó đẹp..!
Về khu vực mặt đáy của Lenovo Legion Y520, đơn giản nhưng lại thực tế! Không có nhiều thiết kế ở khu vực này ngoại trừ một khu vực rộng hình thang cân được Lenovo thiết kế làm khu vực hút gió của 2 quạt tản. Cá nhân mình thích lối thiết kế này bởi diện thích lớn đồng nghĩa với việc thể tích không khí tiếp xúc cũng nhiều hơn và khả năng tản nhiệt cũng được cải thiện hơn.
Cổng kết nối là một điều đáng suy xét cho Lenovo Legion Y520. Lenovo đã trang bị cho mẫu Legion Y520 gồm 3 cổng giao tiếp USB 3.0 và 1 cổng USB Type-C. Bên cạnh đó còn có 1 cổng 3.5mm hỗ trợ hỗn hợp cho Micro lẫn tai nghe - một điểm cộng - cũng như chuẩn HDMI 1.4a. Cổng đọc thẻ nhớ tiêu chuẩn 4-in-1 vẫn được Lenovo trang bị kèm với đó là cáp lan RJ-45 tiêu chuẩn. Thật ra số lượng cổng kết nối có phần ổn và đẹp, tuy nhiên vị trí thiết kế vẫn chưa ổn lắm khi vẫn để số lượng áp đảo cổng kết nối bên phải - nơi bạn phải sử dụng chuột và có nguy cơ vướng các linh kiện này.
Cấu hình
Như đã nói ngay từ đầu bài viết, Lenovo Việt Nam biết cách làm hài lòng người tiêu dùng khi tuyển chọn riêng một cấu hình đặc biệt cho thị trường Việt Nam. chúng ta có cả thảy 3 option gồm Core i5 - GTX 1050, Core i7 - GTX 1050 và Core i7 - GTX 1050 Ti. Điều ấn tượng đầu tiên chính là dù ở cấu hình nào đi nữa, VRAM của GPU luôn ở mức tối đa hiệu năng với 4GB VRAM GDDR5 - so với một số mẫu Laptop đối thủ cùng tầm giá chỉ dừng ở mức 2GB VRAM GDDDR5.
Cấu hình đầy đủ của máy Lenovo Legion Y520 ngày hôm nay gồm
- Vi xử lý Intel Core i7 7700HQ
- Geforce GTX 1050 4GB GDDR5
- Ram 8GB DDR4 Bus 2400 - 2 khe
- HDD 1TB tốc độ 5400rpm
- SSD Samsung NVMe PM961 128GB
- Màn hình 15.6'' Full HD - IPS
- Hệ thống Loa 2x2W tiêu chuẩn Harman với công nghệ Dolby Sound Premium
- Hệ thống Wifi Intel 8265 AC Dual Band 2x2
Một điểm cộng nữa dành riêng cho Lenovo Việt Nam chính là đã nâng cấp sẵn SSD 128GB NVMe cho người dùng, một điểm hiếm hỏi mà rất ít dòng Notebook Gaming trong cùng phân khúc có thể làm được. Thậm chí sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, Hàng Chính Hiệu nhận ra rằng SSD đã được trang bị trên các dòng Legion Y520 chính là Samsung PM961 - một trong những dòng SSD OEM cao cấp nhất với nhân điều khiển Polaris của Samsung và được nhiều trang tin công nghệ đánh giá là cao.
SSD Samsung NVMe PM961 128GB
Và cuối cùng, sau 2 ngày nghiên cứu, Hàng Chính Hiệu chợt nhận ra rằng phiên bản Legion Y520 được Lenovo Việt Nam nhập về có nâng cấp nhẹ về Card Wifi chuẩn AC. Khi mà ở phiên bản Legion Quốc tế, thì dòng Y520 chỉ được trang bị Wifi chuẩn AC 1 Dual Band 1x1 thì ở Việt Nam lại là chuẩn Wifi AC Dual Band 2x2 với Chip Intel 8265 cao cấp. Thậm chí ở một số trang tin quốc tế có vài so sánh cho thấy hiệu năng của Chip Wifi Intel 8265 còn tốt hơn cả mẫu Chip Wifi Killer 1535 hiện đang được sử dụng trên những mẫu Notebook Gaming có giá trên 40.000.000 vnd. Quả thật là một món quà lớn mà Lenovo Việt Nam dành tặng cho khách hàng Việt Nam.
Benchmark - Kiểm tra hiệu năng
Với mẫu GPU Geforce GTX 1050 có trên mẫu Lenovo Legion Y520 hiện tại, cá nhân Nvidia cũng đã xếp dòng GPU này vào dòng GPU tầm trung có hiệu năng mạnh nhằm trải nghiệm những tựa game Esport cao cấp hiện nay như Overwatch hoặc Counter Strike GO. Về hiệu năng công bố, GTX 1050 Ti nằm cùng mức với GTX 970M đời cũ và GTX 1050 thì yếu hơn khoản 10% nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với GTX 960M. Điều đó hiển nhiên khẳng định, với cấu hình bên trên thì Lenovo Legion Y520 có thể đảm nhiệm tốt nhiều tựa game cao cấp hiện tại ở mức cấu hình High - Medium Setting tại độ phân giải Full HD
Với tựa game Call of Duty Black Ops III, máy có thể đảm đương tốt cấu hình High Setting - MSAA Off - Vsync Off không mấy khó khăn
Đối với tựa game Mass Effect 3, chúng ta bật Vsync nhằm tối ưu khung hình với cấu hình Max Setting - MSAA Off tại độ phân giải Full HD cho ra nhiều khung cảnh choáng ngợp
Đối với bài test 3DMark FireStrike và Unigine Heaven Bench 4.0, Lenovo Legion Y520 với mẫu Geforce GTX 1050 cho kết quả đúng như dự kiến, mạnh hơn đôi chút so với GTX 960M.
Nhiệt độ - Kết luận
Điểm ấn tượng lớn nhất đối với mình trong suốt quá trình test chính là nhiệt độ của mẫu Lenovo Legion Y520! Với mức nhiệt độ cho GPU trải qua 1 tiếng "cày kéo" nhiều tựa game và cả phần mềm Benchmark nhưng vẫn dậm chân ở mức cao nhất khoảng 66-67'C, còn riêng CPU thì là 71-72'C. Đấy được xem là mức nhiệt độ lý tưởng cho nhiều dòng Laptop Gaming hiện đang được bán trển thị trường và thậm chí còn mát hơn nhiều mẫu Laptop Gaming khác có mức giá cao hơn hẳn.
Thử chạy kéo Stress Fulload cả CPU lẫn GPU bằng 2 phần mềm quen thuộc là Prime95 và Furmark để xem hiệu năng tản nhiệt cực đại của Notebook Lenovo Legion Y520 suốt 10 phút, Hàng Chính Hiệu đã có kết quả khả quan như sau. Cũng nên lưu ý rằng, mức nhiệt độ này được test trong phòng máy lạnh 27'C.
Điểm nổi bật
- Mức giá cạnh tranh
- Được trang bị màn hình IPS
- Cấu hình với nhiều điểm nâng cấp khi so với phiên bản quốc tế
- SSD Samsung NVMe PM961 128GB trong cấu hình chuẩn
- Hệ thống tản nhiệt cho hiệu năng ấn tượng trong cùng phân khúc
- Thiết kế đơn giản
- Vỏ dễ bám vân tay
Đăng nhận xét